THÔNG BÁO MỚI

Mục tiêu - Sứ mạng - Tầm nhìn của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ

Ngày đăng: 01/09/2020 - admin

Ngày cập nhật: 20/08/2023 - admin

Sứ mạng:

  Phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ (sau đây gọi là Trường) theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; quan tâm đầu tư, đẩy mạnh họp tác quốc tế để phát triển một số ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới.

Phát triển Trường bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm; phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

 

Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

   Phát triển Trường đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển của thành phố Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước theo từng giai đoạn.


2. Mục tiêu cụ thể:

  1. Đến năm 2025

Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo; chất lượng đào tạo của Trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nựớc phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

  • Trường và một số chương trình đào tạo các ngành, nghề của Trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
  • Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; trên 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
  • Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.
  • Phấn đấu Trường được công nhận Trường chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; có trên 5 ngành, nghề trọng điểm quốc gia.
  1. Đến năm 2030

Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; Trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó 02 nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

  • Trường và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
  • Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; trên 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
  • Phấn đấu khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.
  • Phấn đấu Trường được công nhận Trường chất lưọng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; trên 50% ngành, nghề trọng điểm, trong đó 02 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới.
  1. Tầm nhìn đến năm 2045

Trường đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

 

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần thực hiện đồng bộ 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chú yếu, trong đó, “Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý” là giải pháp đột phá. Cụ thể:

  1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tại Trường
  • Triển khai hiệu quả Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ đào tạo của Trường và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; nghiên cứu, bổ sung trình độ cao hơn đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xu hướng quốc tế.
  • Có cơ ché, chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động đào tạo của Trường và phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nghề tại nơi làm việc.
  • Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng cán bộ quản lý, đồng thời bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.
  • Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo. Có chính sách khuyến khích và cơ chế mở, linh hoạt để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, người có kỹ năng nghề cao và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp tham gia đào tạo.
  • Chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn của Trường tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới.
  • Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề chất lượng cao.
  • Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng và đội ngũ kiểm định viên.
  1. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
  1. Đẩy nhanh chuyển đổi số
  • Chuyển biến căn bản nhận thức và nâng cao năng lực chuyển đổi số trong nhà trường.
  • Phát triển đồng bộ hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của Trường góp phần hình thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia.
  • Xây dựng các nền tảng số có khả nãng triển khai dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến các cấp độ trong giáo dục nghề nghiệp.
  • Phát triển kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo, dùng chung. Đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm, thực hành ảo, thiết bị ảo, thiết bị tăng cường ở những ngành, nghề phù họp.
  1. Hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị
  • Đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm; định mức kinh tế-kỹ thuật về đào tạo; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho các ngành, nghề theo các cấp độ và trình độ đào tạo.
  • Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của Trường phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, định hướng phân tầng chất lượng và đặc thù các ngành, nghề đào tạo. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp đe khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp. Phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.
  1. Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
  • Xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam có tham chiếu các chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tôi thiêu. Phát triên chương trình đào tạo các ngành, nghê mới, ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai và các chương trình đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học.
  • Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các chương trình đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.
  • Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động, đào tạo cho lao động di cư. Đẩy mạnh triển khai liên kết nhà trường và doanh nghiệp.
  • Thí điểm, triển khai một số mô hình đào tạo mới, nhất là đào tạo những ngành, nghề đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số và phát triển bền vững, bao trùm trong giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá, nhân rộng đào tạo theo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài. Áp dụng công nghệ đào tạo, nhân rộng các mô hình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển; thí điểm mời giảng viên nước ngoài giảng dạy một số ngành, nghề chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.
  • Đổi mới, đa dạng phương thức kiểm tra, đánh giá, có sự tham gia và thừa nhận của người sử dụng lao động. Triển khai công nhận kỹ năng, trình độ của người học, người lao động đã tích lũy từ học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế ở trong và ngoài nước.
  • Giáo dục toàn diện, chú trọng đến phát triển phẩm chất, bình đẳng giới, hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ và cá thể hóa người học.
  1. Phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyên gia và cán bộ quản lý
  1. Phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyên gia
  • Hoàn thiện các chuẩn và chuẩn hóa nhà giáo, chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi cùng kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp.
  • Xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo. Đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển đối với nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế.
  • Phát triển mạnh đội ngũ chuyên gia đủ năng lực tham gia đào tạo các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
  1. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
  • Chuẩn hóa cán bộ quản lý theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ. Phát triến và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định, bảo đảm chất lượng, đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra chuyên ngành.
  • Định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.
  • Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, quản lý giáo dục nghề nghiệp, quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp...
  1. Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động
  • Thực thi cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội.
  • Xây dựng các mô hình gắn kết Trường với doanh nghiệp, họp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thât nghiệp hoặc có nguy cơ that nghiệp.
  • Đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động thông qua nâng cao năng lực, phát triển các quy trình, công cụ thu thập, cập nhật và tổng hợp dữ liệu, thông tin về cung, cầu đào tạo nghề nghiệp.
  • Tăng cường gắn kết giữa Trường và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Tham gia đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  1. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
  • Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo về nghiên cửu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp. Hình thành các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Trường.
  • Tăng cường nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, người sử dụng lao động. Gắn hoạt động đào tạo với chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học theo cơ chế đặt hàng; gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhà trường và doanh nghiệp.
  • Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nhà trường.
  1. Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính
  • Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư. Thúc đẩy sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư cho Trường.
  • Tăng cường nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết và cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
  1. Truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị của Trường
  • Tăng cường quảng bá, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của Trường và cơ hội có việc làm, thu nhập on định sau đào tạo nghề nghiệp.
  • Hình thành đội ngũ làm công tác truyền thông của Trường.

  • Đa dạng hoá các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, kênh, sóng phát thanh,., bảo đảm thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
  1. Chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế
  • Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác; đẩy mạnh đàm phán, ký kết, triển khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài trong việc hỗ trợ Trường, học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề.
  • Tích cực tham gia các cuộc thi, tổ chức, diễn đàn về giáo dục nghề nghiệp và các kỳ thi kỹ năng nghề.
  • Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong việc tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập; trao đổi giảng viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia quốc tế.
  • Đa dạng hóa các hoạt động giao lưu văn hoá, thể dục thể thao giữa học sinh, sinh viên với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế.

- Các văn bản chi tiết:

Quyết định số 4764/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 25/8/2004 về việc thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ


Các Quyết định về việc nâng cấp và đổi tên trường qua từng giai đoạn phát triển của trường.


Nghị quyết số 06/NQ-HĐT ngày 14/6/2022 Phê duyệt chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045


Quyết định số 1056/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050




Các bài viết liên quan

1. Thông báo: V/v Tổ chức sinh hoạt đầu khóa và học tập trực tuyến các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp Khóa 2021, năm học 2021 - 2022
2. THƯ KÊU GỌI ĐỒNG HÀNH NÂNG TẦM KỸ NĂNG LAO ĐỘNG - CHỦ TỊCH NƯỚC
3. Quy chế tuyển sinh 2021 của Trường Cao đẳng KTKT Cần Thơ
4. Thông báo về việc nộp học phí học kì I năm học 2021-2022
5. THÔNG BÁO: VỀ VIỆC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC ĐỢT 3 NĂM 2021
6. Thông báo về việc mức thu học phí chính quy năm 2021-2022
7. Nghị quyết Ban hành Quy chế Hội đồng trường
8. Thông báo: V/v Tổ chức dạy và học trực tuyến cho các lớp khóa 2019,2020 Học kỳ I, năm học 2021-2022
9. Thông báo về việc triển khai thực hiện dạy và học không tập trung từ ngày 16/6/2021
10. Danh sách công nhận kết quả tuyển dụng viên chức Trường CD KTKT Cần Thơ đợt 1, năm 2021
11. Thông báo về việc thực hiện dạy và học tập tập trung trở lại kể từ ngày 24/5/2021(Thứ 2)
12. Thông báo về việc tổ chức học kỳ phụ (Đợt 3) cho các lớp Cao đẳng, Trung cấp Năm học 2020-2021
13. DANH SÁCH ỨNG VIÊN ĐÁP ỨNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ ĐỢT 1 NĂM 2021 (VÒNG 2)
14. Giấy chứng nhận đăng ký Hoạt động giáo dục nghề nghiệp
15. Thông báo nhập học Lớp Cao đẳng liên thông ngành Dịch vụ thú y, hệ chính quy năm 2021
16. Thông báo về việc tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp các lớp Cao đẳng Khóa 2018 hệ chính quy - năm 2021
17. Thông báo về việc dạy và học trực tuyến (không tập trung)
18. Thông báo về việc học tập trung đối với học sinh sinh viên và học viên
19. Kế hoạch xét và phát bằng tốt nghiệp năm 2021
20. LỊCH THI HỌC KỲ PHỤ TUẦN 3 - CĐ CHÍNH QUY

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

TRUY CẬP NHANH


ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Return to description

Bản quyền thuộc Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ
Địa chỉ: Số 9, đường Cách mạng Tháng tám, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoai: (84-0292)   3826072 ; Fax:  (84-0292)  3821326 ; Email:  ktktct@ctec.edu.vn
 
Lượt truy cập