Hội thảo Quốc tế “chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tiễn”
Vào lúc 8 giờ ngày 19 tháng 10 năm 2018, tại Ninh Kiều Riverside Hotel, Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ kết hợp cùng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á tổ chức buổi Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tiễn”.
Đến dự buổi Hội thảo có Đại diện cán bộ lãnh đạo, nhà khoa học và giảng viên của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á; Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô, Trường CĐ Cần Thơ, Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Cửu Long; Trường ĐH FPT, Học viện Chính trị khu vực IV, Trường Chính trị, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ; Các sở ban ngành TPCT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động thương binh & xã hội, Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở Khoa học công nghệ; UBND quận Ninh Kiều, Sở Khoa học Công nghệ Kiên Giang, Du lịch Mỹ Khánh, Báo Cần Thơ, Đài phát thanh truyền hình TPCT.

Toàn cảnh Hội thảo ngày 19/10/2018
Buổi Hội thảo diễn ra hai phiên làm việc chính xoay quanh các hai vấn đề: Những vấn đề chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái ở Việt Nam và Thực tiễn chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái ở các địa phương dưới sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Huỳnh Thanh Nhã, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Mrs. Liliane Danso-Dahmen, Giám đốc Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á, TS. Pham Tắt Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng Quốc hội, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Đào Thanh Trường, Trưởng khoa Khoa học Quản lý, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Dự án; TS. Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng Quốc hội khóa 13, Trưởng bộ môn Chính sách công, khoa Khoa học Quản lý Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các diễn giả đã lần lượt trình bày các tham luận xoay quanh thực trạng chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái ở Việt Nam và ĐBSCL như: “Nghiên cứu chuyển đổi kinh tế - Xã hội và sinh thái tại Việt Nam: Phương pháp tiếp cận và gợi ý cho Việt Nam” của GS.TS. Nguyễn Văn Khánh (Viện CS&QL); “Chuyển đổi sinh thái xã hội, duy trì phát triển bền vững trong bối cảnh chiến tranh trong tương lai” của PGS. TS. Vũ Cao Đàm (Viện CS&QL); “Một số vấn đề chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam: Kinh nghiệm từ triển khai dự án LEGATO và nhóm hàm ý chính sách” của PGS.TS. Đào Thanh Trường (Trường ĐHKHXH&NV); “Hướng chuyển đổi sinh kế cho người dân” của TS. Phạm Hồng Long (Trường ĐHKHXH&NV), “Chuyển đổi kinh tế - xã hội và môi trường TPCT theo hướng bền vững : Thực trạng và hướng giải pháp” của ThS.Trần Thế Như Hiệp (Sở KHCN TPCT), “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu - Thực trạng và giải pháp” của TS Nguyễn Hồng Gấm (Trường CĐ KT-KT Cần Thơ); “Tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng tởi sự phát triển bền vững của ĐBSCL” của PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung (TTNCBĐKH, ĐHCT); “Chuyển đổi kinh tế, xã hội của cư dân ven biển ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL (Nghiên cứu trường hợp Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), của PGS.TS. Nguyễn Trường Giang (Trường ĐHKHXH&NV); “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch sông nước miệt vườn tỉnh Vĩnh Long” của ThS. Phan Văn Phùng (Trường ĐHCL); “Biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở ĐBSCL” của ThS. Phan Thuận (HVCT KV4); “Rừng và hệ sinh thái văn hóa rừng ở Tây Nguyên” của TS. Hồ Thanh Tâm (Trường ĐHKHXH&NV). Sau mỗi phiên tham luận, các cử tọa đặt ra nhiều câu hỏi để diễn giả giải đáp để làm rõ thêm vấn đề đã nêu trong tham luận.




TS Nguyễn Hồng Gấm và các diễn giả báo cáo tham luận tại Hội thảo
Nhìn chung, buổi hội thảo diễn ra trong không khí chuyên nghiệp với chia sẻ từ các nhà nghiên cứu của các trường, các sở ban ngành. Các chủ đề về lĩnh vực Kinh tế - Xã hội được bàn đến đều có tính thực tiễn và tính thời sự cao, thu hút được sự quan tâm, đặt câu hỏi của đông đảo khán giả. Phát biểu tổng kết buổi Hội thảo, GS.TS.Nguyễn Văn Kim đã nhận xét: Hội thảo diễn ra thành công. Có 12 báo cáo gần 20 ý kiến trao đổi chân thành thẳng thắn. Vấn đề về những chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái ở Việt Nam cũng như của địa phương hiện nay. Trong bối cảnh toàn cầu hóa 3 trụ cột về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái cũng là chủ đề thành công nhằm hướng đến mục tiêu phát triên xanh và bền vững. Nhiều thông tin khoa học giá trị phục vụ công tác khoa học và giảng dạy.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động khác tại buổi hội thảo:












Bài và ảnh: Phòng QLKH-HTQT.
Nguồn: ban biên tập web